Lượng nước cần cho một lần uống thuốc là bao nhiêu?

Hầu hết không ai quan tâm việc cần bao nhiêu nước để uống thuốc
Hầu hết không ai quan tâm việc cần bao nhiêu nước để uống thuốc

Khi uống thuốc, từ bé đến lớn chúng ta luôn phải kèm theo nước. Tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc chúng ta cần uống kèm bao nhiêu nước hay không? Có chăng càng nhiều nước sẽ càng tốt cho cơ thể người bệnh? Điều đó sẽ được trả lời trong bài viết sau.

Nước uống và thuốc

Uống nước kèm theo uống thuốc là việc bắt buộc với hầu hết thuốc, ai cũng biết. Nhưng uống thế nào thì không được nhiều người quan tâm. Thường thì uống theo quán tính. Vậy là không tốt bởi bao giờ một lượng đủ cũng tốt hơn một lượng quá ít hay quá nhiều. Uống sai có thể gây vô hiệu hóa những tác dụng của thuốc đối với người bệnh.

Hầu hết không ai quan tâm việc cần bao nhiêu nước để uống thuốc
Hầu hết không ai quan tâm việc cần bao nhiêu nước để uống thuốc

Cứ theo thói quen mà thực hiện. Một ngụm, hai ngụm cho đến khi uống xong thuốc thì thôi. Lượng nước ít ỏi đó tuy có thể đẩy thuốc vào bụng nhưng nhiều khi không làm thuốc phát huy được hết tác dụng. Trong một số trường hợp, những phản ứng hay những tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến người bệnh rơi vào nguy hiểm.

Khi uống thuốc thì nên uống càng nhiều nước càng tốt?

Có phải loại thuốc nào cũng cần nhiều nước uống kèm? Quan niệm này là sai. Đúng là uống nhiều nước luôn được khuyến khích nhưng không phải để uống cùng thuốc. Vậy mỗi loại thuốc cần bao nhiêu nước? Câu hỏi này sẽ được giải quyết ngay sau đây.

Tùy từng loại thuốc, chúng ta sẽ uống chung với bao nhiêu nước là hợp lý:

Đối với thuốc tiêu chảy: Uống quá nhiều nước khi sử dụng loại thuốc này là điều không cần thiết. Nhiều nước được bổ sung vào cơ thể một lần ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự cố định và ức chế vi sinh đường ruột. Ví dụ như thuốc biosmectite chẳng hạn. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: “Mỗi bịt biosmectite cần uống chung với 50ml nước là đủ”. Ngoài ra sau khi uống thuốc nếu muốn thuốc phát huy hết tác dụng để nhanh khỏi bệnh, bạn nên hạn chế uống thêm nước trong 1h đồng hồ. Sau đó bạn hãy bổ sung thêm nước để cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng.

Thuốc tiêu chảy không cần uống kèm quá nhiều nước
Thuốc tiêu chảy không cần uống kèm quá nhiều nước

Thuốc dạ dày: Việc uống quá nhiều nước khi dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoàn toàn không nên. Thói quen này vô tình làm tan lớp gel bảo vệ dạ dày do thuốc sinh ra. Để hạn chế sự phân tán acid, người bệnh nên uống càng ít nước càng tốt trong trường hợp này.

Thuốc đông y: Thuốc đông y là lựa chọn của nhiều người nếu chỉ bị bệnh nhẹ. Một trong những thành phần chính làm dịu cơ ngứa rát cổ họng là mật ong. Thành phần này đẩy nhanh những tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Vậy nên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước khi sử dụng những loại siro đông y.

Thuốc chỉ định cho người đau thắt ngực: Đối với những dạng thuốc này, các chuyên gia khuyến khích việc ngậm trực tiếp viên thuốc vào miệng. Những thành phần trong thuốc sẽ nhanh chóng ta ra, thẩm thấu trong khoáng miệng và tới những bộ phận khác. Khi sử dụng thuốc này, bạn không nên uống nước trong vòng 30 phút sử dụng thuốc.

Các loại thuốc khác nhau thì lượng nước uống kèm cũng sẽ khác nhau

Lượng nước cần thiết cụ thể của mỗi loại thuốc sẽ được cho biết sau đây. Hãy nhớ những thông tin này để mỗi lần uống thuốc bạn có thể điều chỉnh được lượng nước hợp lý uống kèm.

Thuốc tán và thuốc hoàn của đông y truyền thống

Lượng nước cần dùng: 150 đến 200ml

Thuốc dạng viên nén đang thịnh hành tại nước ta. Bản thân những loại nước này cần uống chung với nước ấm. Nếu là thuốc tán, bạn nên kết hợp chung với 150ml nước là đủ. sau khi uống xong, bạn có thể nhấp môi thêm một ngụm để rửa sạch khoang miệng của mình. Đối với thuốc đông y. Thầy thuốc sẽ hướng dẫn bạn cách sắc. Thường thì một thang thuốc đông y, chúng ta đồ khoảng 1l nước và sắc đến khi còn khoảng 200ml là đủ. Chúng không quá đặc hay loãng với người sử dụng.

Thuốc đông y
Thuốc đông y

Thuốc dạng viên nang

Lượng nước cần dùng: ít nhất 300ml

Uống thuốc dạng viên nang luôn cần có kèm nước để thuốc nhanh thay đổi, hợp để cơ thể hấp thụ. Đầu tiên, thuốc sẽ mềm đi và được nước đẩy trôi vào sâu bên trong cơ thể. Nếu uống quá ít nước, thuốc rất dễ ứ đọng lại ở cổ họng, ở thực quản. Trường hợp hi hữu, tình trạng ứ đọng như vậy có thể gây kích ứng cho niêm mạc. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên còn gây ra ung thư thực quản hay các chứng bệnh nguy hiểm khác.

Thuốc dạng viên nén

Lượng nước cần dùng: 150 đến 200ml

Loại thuốc này cần môi trường dung môi để tan nhanh hơn. Do đó càn một lượng khoảng 200ml nước cho mỗi lần uống. Ngược lại uống quá nhiều sẽ làm loãng dịch dạ dày. Thao tác này làm giảm tác dụng thuốc cũng như làm chậm quá trình hấp thu thuốc. Vậy nên hãy lưu ý lượng nước này khi uống thuốc viên nén.

Thuốc dễ gây kích ứng

Lượng nước cần dùng: hơn 500ml

Những loại thuốc dễ kích ứng cần nhiều nước. Nguyên nhân được lý giải rằng, một số thành phần trong thuốc kích ứng cần nhiều nước để pha loãng trong dạ dày. Trường hợp uống quá ít nước tạo điều kiện hình thành các hạt nhỏ. Những hạt này sẽ kích ứng niêm mạch dạ dày và gây viêm loét. Vậy nên, khi sử dụng những loại thuốc dạng này, người bệnh nên uống nhiều nước.

Thuốc đặc trị cho quá trình trao đổi chất

Lượng nước cần dùng: 1500ml trở lên

Nếu uống không đủ nước khi uống thuốc đặc trị có thể làm tăng quá trình tích tụ axit uric trong nước tiểu và khiến axit uric kết tinh. Đây là nguyên nhân gây các bệnh như gout, sỏi thận… Cách để tránh tình trạng này là uống nhiều nước.  Khi uống những loại như Benzbromarone, Sulfamethoxazole, Sulfasalazine… bạn nên chuẩn bị nhiều nước để uống. Sau khi uống thuốc xong bạn cũng nên bổ sung thêm nước cho cơ thể nhé.

Bao nhiêu nước là đủ để uống các loại thuốc khác nhau?
Bao nhiêu nước là đủ để uống các loại thuốc khác nhau?

Một số loại thuốc khi uống còn cần phải đúng tư thế

Ngoài liều lượng, lượng nước khi uống thuốc thì tu thế thuốc cũng không nên bỏ qua. Nhiều loại nước quy định tư thế uống để thuốc phát huy hết những tác dụng của mình. Bạn nên nghe kĩ những hướng dẫn của bác sĩ.

Một ví dụ nhỏ khi dùng Axit alendronic: thuốc này nên uống khi bụng rỗng. Sau khi uống, người bệnh không nên ăn/uống để tránh làm giảm sự hấp thu axit alendronic. Điểm cần lưu ý nữa, sau khi uống thuốc này, bạn nên nằm nghỉ ngơi trong vòng 30 phút. Thói quen nằm nghỉ sau khi uống thuốc này sẽ làm giảm kích ứng thực quản. Nếu có nghỉ ngơi cơ thể sẽ không bị khó chịu, hay bị ‘thuốc giật’ như cách gọi của một số người.

Cần lưu ý thêm tư thế uống thuốc
Cần lưu ý thêm tư thế uống thuốc

Kết luận

Bạn đã biết uống đủ, đúng nước để thuốc phát huy hết tác dụng trong cơ thể rồi đúng không. Nếu trước đây, bạn uống thuốc không hoặc đúng cách, hãy thay đổi nó ngay từ thời điểm này.

Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/can-bao-nhieu-nuoc-cho-moi-lan-uong-thuoc

>>> Đọc thêm: Giảm ngay triệu chứng nhiệt miệng với các đồ uống sau

Chia sẻ