Giảm ngay triệu chứng nhiệt miệng với các đồ uống sau

Nước cam ép
Nước cam ép

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây loét trong miệng. Nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, vết loét sưng ra khiến người bệnh dễ cắn vào khi ăn gây đau đớn hơn nữa. Nếu nhiệt miệng kéo dài, người bệnh dễ chán ăn khiến cơ thể bạn thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng. Dưới đây là những thức uống không chỉ giúp giảm nhiệt miệng nhanh chóng mà còn thanh nhiệt cơ thể.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vấn đề phổ biến hiện nay không kể mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể gây đau nhức và khó chịu cho bạn, nhưng chúng sẽ tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Chúng thường xuất hiện qua các vết loét nông nhỏ, hình tròn, sưng, màu trắng hoặc đỏ. Người bị nhiệt miệng có thể bị nhiều vết loét lan rộng và phát triển cùng một lúc. Các vết này có bán kính từ 1mm đến 1cm thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, bao gồm các vị trí như sau:

  • Môi trong
  • Má trong
  • Nướu
  • Lưỡi
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường đi kèm các triệu chứng như : đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, xanh xao, sụt cân. Tùy vào thể trạng sức khỏe, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng với các mức độ khác nhau.

Những tác hại nếu như không điều trị bệnh kịp thời

Nếu bạn để lâu mà không có biện pháp điều trị hoặc làm giảm nhẹ bệnh nhiệt miệng thì có thể bạn sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày như:

  • Khó chịu hoặc đau khi nói chuyện, đánh răng hoặc khi ăn uống
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Vết loét lan rộng ra ngoài miệng làm cho bạn bị đau nhức nhiều hơn
  • Bị sốt
  • Viêm mô tế bào

Nếu vết loét lan rộng kèm những triệu chứng tồi tệ hơn, hãy tìm gặp bác sĩ. Bởi nếu để lâu không chữa, nhiệt miệng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra nếu những triệu chứng quá tồi tệ, có thể đó không là nhiệt miệng mà có thể là một căn bệnh khác có hình thức tương tự như nó. Vì vậy hãy đến các trung tâm y tế để có phương pháp xử lý và điều trị kịp thời.

5 loại nước uống giúp bạn giảm nhiệt miệng nhanh chóng

Trà xanh

Trà xanh là thức uống được nhiều người sử dụng thường xuyên. Vì có tác dụng thanh nhiệt, chứa các chất chống oxy hóa nên nó là thức uống hàng đầu giúp bạn nhanh khỏi nhiệt miệng. Các chất chống oxy hóa còn có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Theo như chia sẻ từ bác sĩ Duy Tùng, người trưởng thành có thể uống từ 2 đến 3 cốc trà xanh mỗi ngày thì sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây ra những tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Sau khi uống trà cần phải súc miệng lại bằng nước lọc để tránh bị vàng răng. Không uống trà pha quá đặc hoặc pha qua đêm, đã pha hai nước. Không uống sau 16 giờ dễ gây mất ngủ và không uống lúc đói dễ khiến bụng cồn cào.

Trà xanh
Trà xanh

Nước cam

Một thức uống nữa rất tốt cho bệnh nhiệt miệng là nước ca. Nước cam không là thực phẩm đặc trị nhiệt miệng, nhưng nó giúp tăng đề kháng do chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ chung cho các căn bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Nước cam còn chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, đẩy nhanh quá  trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Do đó nếu cơ thể bạn bị nóng, nước cam sẽ hỗ trợ giải quyết tình trạng này.

Nước cam ép
Nước cam ép

Bột sắn dây

Theo như Đông Y thì bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố trong cơ thể. Cho nên nếu đang bị ‘bốc hỏa’, bạn nên uống một cốc thức uống này. Những người đang bị nhiệt miệng có thể dùng khoảng 10 đến 15 gram mỗi ngày. Tùy theo thể trạng và tuổi của người sử dụng, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng. Bạn có thể pha bột với nước đun sôi rồi để nguội, có thể thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để làm tăng hương vị, tuy nhiên, không nên cho đường là tốt nhất. Trẻ em thì nên cho uống chín.

Bột sắn dây
Bột sắn dây

Bột sắn dây có tính hàn nên không uống nhiều hơn một cốc mỗi ngày.  Bạn nên pha bột sắn với nước nóng để làm chín, giảm tính hàn, tránh bị đau bụng.

Rau má

Rau má thuộc họ hoa tán có tính hàn, có khả năng làm mát, thanh lọc cơ thể. Trong cây rau má là các thành phần có chứa chất triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu đang bị nhiệt miệng thì bạn có thể giã cho rau má nhuyễn ra, vắt lấy nước uống, sử dụng đều đặn hằng ngày, tình trạng bệnh nhanh chóng hồi phục.

Nước khế chua

Khế tươi có tác dụng tốt cho người đang mắc bệnh nhiệt miệng. Bạn có thể dùng nước khế để uống hoặc súc miệng đều mang lại tác dụng. Khế cắt múi nhỏ vừa dùng, để đun sôi rồi cho lửa nhỏ trong tầm 5 phút. Đợi nguội rồi lọc bỏ bã. Sau đó hãy dùng hết trong 1 ngày để đảm bảo an toàn nhé.

Nước khế
Nước khế

Ngoài các loại nước uống trên, người bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất nhằm hạn chế sự tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Thực đơn có thể có các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt, ăn nhạt.

Bạn nên chú ý tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bị bội nhiễm, hạn chế biến chứng. Ngoài ra bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán gây đau miệng và nóng trong người. Thức ăn cũng không nên quá mặn, quá chua hay quá ngọt khiến vết loét trầm trọng hơn.

Bài viết đã cung cấp thêm cho các bạn biết rõ hơn về bệnh nhiệt miệng và cách để phòng ngừa, nhanh khỏi. Đây là một loại bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nên thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn hiểu về nó, bệnh sẽ chóng khỏi hơn giúp bạn ăn uống ngon miệng trở lại.

Nguồn : https://thewaterman.vn/blogs/uong-nuoc/top-5-loai-thuc-uong-mat-giup-giam-nhiet-mieng

>>> Đọc thêm : Trà đen và những thông tin bạn phải biết nếu muốn sử dụng

Chia sẻ