Nước cứng và nước mềm, nên dùng loại nào?

Nước cứng và nước mềm
Nước cứng và nước mềm

Nước cứng, nước mềm – bạn đã từng nghe đến khái niệm hai loại nước này chưa? Chắc hẳn có rất nhiều người còn chưa từng nghe đến tên gọi này. Vậy nước mà bạn đang sử dụng thuộc loại nào và tác dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa các hàm lượng ion như Ca2+ và Mg2+ cao quá mức cho phép. Tổng hàm lượng 2 ion trên biểu trưng cho tính chất cứng của nước. Trong đó, nếu nước chứa nhiều Mg2+ sẽ có vị đắng. Khi nước mềm kết hợp giữa canxi và magiê, nước cứng được hình thành. Có ba loại nước cứng là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.

Nước cứng là gì?

Nước mềm là gì?

Nước mềm có nồng độ ion rất thấp. Hai ion chính có nồng độ cực thấp là canxi và magiê. Nước mềm là nước tự nhiên. Độ mềm của nước được duy trì trong lưu vực nơi có đá cứng và không thấm nước.

Cách phân biệt loại nước

Để phân biệt chính xác nước cứng với nước mềm cần thiết bị đo nồng độ chất rắn chuyên dụng, tuy nhiên bạn vẫn có thể phân biệt tương đối chính xác bằng mắt thường và bút đo TDS.

Bạn có thể kiểm tra hai loại nước này bằng cách sử dụng ấm đun nước. Nếu sau một thời gian sử dụng, bạn thấy có cặn trắng đọng lại dưới đáy ấm thì nước bạn đang sử dụng là nước cứng và ngược lại thì đó là nước mềm.

Bút đo TDS
Bút đo TDS là dụng cụ tiện lợi để kiểm tra độ cứng của nước

Với bút đo TDS, hãy kiểm tra lượng TDS trong nước sinh hoạt nhà mình. Nếu TDS > 600, rất có thể nước bạn đang sử dụng là nước cứng.

Ảnh hưởng của nước cứng, nước mềm

Mặt tiêu cực

Nước cứng: Trong nước cứng có muối bicarbonat. Khi vào cơ thể, nó sẽ phân huỷ thành muối cacbonat kết tủa không thể thấm qua các thành ruột và động mạch. Do đó, khi sử dụng nhiều, hàm lượng này sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Lâu ngày, điều này sẽ tạo thành sỏi, tắc đường động mạch hoặc tĩnh mạch gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Nước cứng sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng. Ngoài ra, tác dụng tẩy rửa của xà phòng sẽ bị giảm do nước cứng tạo ra muối canxi không tan. Nước cứng còn làm quần áo của bạn nhanh bị mục vải.

Nước mềm: Nếu lạm dụng nước mềm quá mức có thể tăng nguy cơ dẫn đến 1 số bệnh về tim mạch, huyết áp,…

Mặt tích cực

Nước cứng: Trong nước cứng có chứa rất nhiều ion khoáng nên uống nước cứng cơ thể bạn sẽ được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết.

Nước cứng

Nước mềm: Loại bỏ các ion khoáng ra khỏi nước giúp da và tóc sạch sẽ, mềm mại hơn. Quần áo giặt sạch hơn, tẩy rửa đồ đạc hiệu quả hơn; Tiết kiệm năng lượng cho người dùng; Thân thiện với môi trường vì giảm lượng hóa chất thải ra nguồn nước.

Nên sử dụng loại nước nào?

Về mặt sức khỏe, nước cứng được mọi người đánh giá cao hơn nước mềm bởi nó có thể cung cấp một lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chúng ta có thể sử dụng tạm thời nước cứng trong sinh hoạt, ăn uống, pha chế… Nhưng nếu về lâu dài, bạn nên sử dụng nước mềm như nước tinh khiết Wami để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, tạo điều kiện cho việc hấp thụ vào cơ thể.

Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nước cứng, nước mềm, cũng như công dụng, chức năng của từng loại nước. Từ đó, sáng suốt chọn lựa loại nước phù hợp cho bản thân và gia đình.

>>> Xem thêm: Gặp 5 dấu hiệu này sau khi uống nước, cần đi bệnh viện ngay

Chia sẻ